Kinh nghiệm du lịch Đà Nắng - Bỏ túi từ A đến Z
Du lịch Đà Nẵng – Kinh nghiệm chi tiết từ A đến Z
I. Tổng quan về Đà Nẵng
Vị trí
Nằm cách Hà Nội 776 km về phía Bắc, cách TP.HCM 961 km về phía Nam và tiếp giáp với cố đô Huế,Đà Nẵng có trục giao thông Bắc – Nam với cả đường bộ, đường sắt và đường biển cắt qua, đồng thời là cửa ngõ giao lưu với các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Không chỉ có vậy, Đà Nẵng là trung tâm được bao quanh bởi ba di sản nổi tiếng thế giới như: Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An. Ngoài ra, vùng biển của thành phố này bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa. Do đó, Đà Nẵng là thành phố có vị trí đắc địa và vô cùng quan trọng cả về du lịch, giao lưu kinh tế, giao thương buôn bán và quân sự quốc phòng.
Du lịch Đà Nẵng và những trải nghiệm thú vị (Ảnh ST)
Khí hậu
Đà Nẵng là vùng mang kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với nền nhiệt chung khá cao và ít có sự biến động. Đà Nẵng có sự giao thoa giữa hai kiểu khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xa van miền Nam nhưng ảnh hưởng nhiều hơn bởi khí hậu nhiệt đới ở phía nam. Do đó nơi đây cũng có hai mùa rõ rệt là mùa mưa (tháng 8 – tháng 12) và mùa khô ( tháng 1 – tháng 7).
II. Phương tiện đi lại
Máy bay:
Đây là phương tiện phổ biến và tiết kiệm thời gian nhất để đến với Đà Nẵng. Tuy nhiên, vào mùa du lịch từ tháng 6 – tháng 9, giá vé thường khá cao và nhanh hết. Do vậy nếu bạn có dự định du lịch đến Đà Nẵng thì nên đặt vé sớm để có giá hợp lí nhất. Các hãng hàng không có đường bay đến Đà Nẵng là: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar.
Tàu hỏa:
Đà Nẵng có tuyến đường sắt Bắc – Nam cắt qua nên đây cũng là phương tiện được nhiều người lựa chọn khi di chuyển đến Đà Nẵng bởi giá cả hợp lý, lại vừa được nhìn ngắm cảnh quan bên ngoài suốt một hành trình dài. Giá vé cho một chuyến đi như vậy khá rẻ, với nhiều mức tùy thuộc vào loại vé như giường nằm hay ghế ngồi mà dao động trung bình từ 300.000 – 1.200.000 đồng. Có một điều thuận lợi là khi xuống ga Đà Nẵng bạn đã ở ngay trung tâm thành phố nên việc di chuyển từ đây đến các thành phố khác khá thuận tiện.
Xe khách:
Từ Hà Nội vào đến Đà Nẵng cũng có rất nhiều tuyến xe khách với giá vé khoảng từ 250.000 – 400.000 đồn
III. Những địa điểm du lịch Đà Nẵng hấp dẫn nhất
1. Bãi biển Mỹ Khê
Từng được được bình chọn là bãi biển xinh đẹp quyến rũ nhất hành tinh bởi tạp chí Forbes của Mỹ. Chỉ cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 3 km, nhìn từ trên cao xuống, biển Mỹ Khê là một dải màu xanh mênh mông và khi đến nơi mới thấy vẻ đẹp bùng lên rực rỡ. Bãi biển Mỹ Khê thu hút rất nhiều du khách bởi vẻ hoang sơ, bờ cát trắng mịn, sóng vỗ hiền hòa trong bầu không khí rất dịu mát và trong lành. Đến với Đà Nẵng du khách nên một lần đến đây để trải nghiệm một buổi sớm bình minh lấp lánh như, tỏa ra từ chân trời như một vùng hào quang và đắm mình trong dòng nước mát lạnh.
Bãi cát trắng mịn dưới ánh mặt trời rực rỡ tại Bãi Biển Mỹ Khê Đà Nẵng (Ảnh ST)
2. Bán đảo Sơn Trà
Là tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn biển duy nhất tại Việt Nam, bán đảo Sơn Trà cách trung tâm thành phố 10 km với 3 mặt giáp biển. Khí hậu ở đây rất trong lành và sạch sẽ, theo nghiên cứu của giới khoa học, mỗi ngày rừng ở đây tái tạo ra được lượng khí oxy đủ để cung cấp cho 4 triêu người, một lá phổi xanh khổng lồ của thành phố. Đây còn là nơi mái nhà của nhiều loài động vật với 22 loài quý hiếm có tên trong sách đỏ, nổi bật nhất là quần thể linh trưởng với số lượng khoảng 300 – 400 cá thể.
Bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng (Ảnh ST)
3. Ngũ Hành Sơn
Là một danh thắng còn được biết đến với tên gọi khác là núi Non Nước, bao gồm 5 ngọn núi đá vôi trên bãi cát ven biển. Nơi này nổi tiếng với làng nghề mỹ nghệ Non Nước, nơi sản xuất ra nhiều đồ mỹ nghệ bằng đá cẩm thạch vang danh khắp trong và ngoài nước. Những dấu tích lịch sử còn lưu lại cho biết rằng trước khi có người Việt đến đây thì người Chăm đã thờ cúng các vị thần của họ trong các hang động, đền miếu. Sự di cư của người Việt đến vùng này mang theo văn hóa, tín ngưỡng Phật giáo, lập thêm nhiều chùa chiền, am, thất khiến địa danh này rất đa dạng, hài hòa về bản sắc.
Quang cảnh núi Ngũ Hành Sơn từ trên cao (Ảnh ST)
4. Bà Nà Hill
Cách trung tâm thành phố khá xa, khoảng 40 km về phía Tây Nam nên cảnh sắc khá tự nhiên. Đặc biệt thời tiết khu vực này rất dễ chịu do địa hình cao (1 487 km so với mực nước biển), du khách sẽ có cảm giác của bốn mùa trong một ngày, thích hợp cho hoạt động nghỉ dưỡng. Bên trong khu du lịch Đà Nẵngnày có rất nhiều tụ điểm vui chơi giải trí. Vì đường đi dù đẹp nhưng khá dài, thêm vào đó có nhiều quanh co rất nguy hiểm nên du khách lưu ý cẩn thận nếu đi bằng xe máy. Hiện nay đến với Bà Nà đã thuận tiện hơn vì có xe buýt với giá vé là 136 000 đồng một người cho cả hai chiều đi và về.
Khu giải trí nhân tạo hoành tráng là điểm đến thu hút rất nhiều du khách (Ảnh ST)
Cáp treo Bà Nà Hills Đà Nẵng (Ảnh ST)
5. Cầu quay sông Hàn
Đây là một biểu tượng cũng như niềm tự hào đối với người dân thành phố Đà Nẵng. Mỗi khi màn đêm buông xuống, cây cầu rực rỡ những sắc màu lung linh trên dòng sông an tĩnh. Hàng năm, chính tại địa điểm này, Đà Nẵng sẽ đăng cai tổ chức một sự kiện văn hóa du lịch tầm cỡ quốc tế: Lễ hội bắn pháo hoa, được diễn ra trong hai ngày 29 – 30/4. Đây là một dịp vô cùng đặc biệt với du lịch Đà Nẵng khi thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến để tham quan thành phố xinh đẹp này cũng như chiêm ngưỡng những màn bắn pháo hoa theo chủ đề vô cùng đặc sắc. Thành phố Đà Nẵng trong thời gian ấy vô cùng nhộn nhịp và rực rỡ.
Cầu quay Sông Hàn Đà Nẵng (Ảnh ST)
6. Cầu Rồng Đà Nẵng
Mặc dù không nổi tiếng bằng Bà Nà Hill, Ngũ Hành Sơn hay Cầu Sông Hàn, Cầu Rồng vẫn được coi là cây cầu có một không hai tại thành phố xinh đẹp này. Cầu Rồng được xem là cây cầu nặng nhất Việt Nam với cấu tạo mái vòm chắc chắn, thân cầu được thiết kế đặc biệt sử dụng tổng hợp 5 ống thép để trang trí vảy rồng. Cầu còn được xây dựng khá công phu khi trang bị một hệ thống chiếu sáng gồm tổng cộng 15.000 bóng đèn LED. Điều cuốn hút khách du lịch nhất ở cầu Rồng là khả năng phun được cả nước lẫn lửa. Tuy nhiên, cầu chỉ phục vụ những màn phun nước, phun lửa vào vào những ngày cuối tuần, tối thứ 7 với chủ nhật hoặc các dịp lễ lớn trong năm. Thời gian phun lửa là 21 giờ tối, sau đó sẽ là màn phun nước; trong đó số lần phun lửa là 9 lần, mỗi lần kéo dài 2 phút, còn phun nước thì chỉ có 3 lần nhưng lại có thời gian kéo dài hơn là 3 phút/lần.
Cầu Rồng phun nước về đêm (Ảnh: ST)
7. Cầu Tình Yêu
Đây là cây cầu mô phỏng theo những cây cầu tình yêu nổi tiếng ở Pháp và các nước Châu Âu. Cầu nằm ở phía đường Trần Hưng Đạo, ngay gần đầu cầu Rồng và tượng Cá chép hoá rồng. Địa điểm này được mở cửa miễn phí cho du khách thăm quan. Cầu có hình vòng cung dài chừng 70 m, rộng 6 m, hướng về giữa sông và có nhiều không gian để ngắm vẻ đẹp đôi bờ sông Hàn. Buổi tối, hàng trăm chiếc đèn lồng đỏ hình trái tim được thắp sáng và trở nên lung linh, huyền ảo. Theo truyền thuyết cầu tình yêu là nơi mà nhiều đôi tình nhân có thể “khóa” tình yêu của mình để thể hiện sự vĩnh cửu, thủy chung.
Cầu Tình Yêu ở Đà Nẵng (Ảnh ST)
8. Sky 36
Có một sự tình cờ đặc biệt là Sky36 nằm ở tầng 36 và số nhà 36. Từ trên skybar thuộc tầng cao nhất của khách sạn Novotel Đà Nẵng, bạn có thể phóng tầm mắt ra toàn bộ thành phố, có sông, có núi, có biển, và cả ánh đèn neon rực rỡ của thành phố về đêm. Nếu đến Đà Nẵng, bạn nhất định phải trải nghiệm cái nhìn thành phố từ trên cao này.
Đà Nẵng nhìn từ Sky36 (Ảnh: ST)
IV. Ẩm thực Đà Nẵng
23 món ngon Đà Nẵng “gây thương nhớ” nhất định phải thử
1. Gỏi cá Nam Ô
Đây là một đặc sản nổi tiếng chỉ có ở làng Nam Ô khi du lịch Đà Nẵng. Món ăn này chủ yếu ngon ở thịt cá được đánh bắt trực tiếp từ biển nên rất ngọt và tươi, qua khâu chế biến kỹ càng thì lại càng có hương vị đặc biệt, lạ miệng mà lại không tanh chút nào. Gỏi cá Nam Ô ngon nhất nếu được chế biến từ cá trích.
Gỏi cá Nam Ô hấp dẫn thực khách (Ảnh ST)
2. Cơm gà Đà Nẵng
Từ lâu cơm gà đã trở thành một món ăn đặc trưng ở Đà Nẵng, đặc biệt miếng gà chiên giòn rụm thêm chút cay cay của tương ớt cùng cơm mềm dẻo nóng hổi, khi ăn kèm với kim chi hoặc dưa leo có vị rất riêng biệt tạo nết sự hấp dẫn riêng cho dĩa cơm gà.
Cơm gà nổi tiếng ở Đà Nẵng (Ảnh ST)
3. Bún chả cá
Có thể rất nhiều người đã ăn món bún chả cá rồi nhưng nếu muốn thử một hương vị thật đặc biệt thì đừng nên bỏ qua món này ở Đà Nẵng. Hương thơm ngào ngạt cùng nước lèo ngọt mát, đậm đà từ rau củ quả, thêm chút ngọt ủa hành hương và vị cay của ớt làm nên một tô bún ngon không thể cưỡng lại được.
Bún chả cá Đà Nẵng (Ảnh ST)
4. Bánh xèo
Là một món ăn dân gian và xuất hiện nhiều trong danh sách ẩm thực đường phố nên bánh xèo trở nên quen thuộc với rất nhiều người. Bánh xèo được cuốn trong lớp bánh tráng mỏng, ăn kèm rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt, ăn vào thấy vừa giòn của lớp vỏ bánh và giá đỗ cùng béo ngậy của thịt và tôm.
Bánh xèo nức tiếng của Đà Nẵng (Ảnh ST)
V. Mua gì làm quà khi ghé thăm Đà Nẵng
1. Đá mỹ nghệ non nước
Đá mỹ nghệ từ làng nghề ở Ngũ Hành Sơn chế tác tạo thành rất nhiều đồ lưu niệm, vật dụng, trang sức. Với kỹ thuật truyền thống lâu năm, quá trình mài giũa tỉ mỉ đã cho ra đời nhiều món đồ tinh xảo, đẹp mắt. Du khách đến đây tham quan có thể mua về làm quà lưu niệm tặng cho bạn bè, người thân đều rất thích hợp.
Đá mỹ nghệ non nước ở Ngũ Hành Sơn (Ảnh ST)
2. Rong biển Mỹ Khê
Rong biển được làm thành từng miếng dài, thường dùng để chế biến các món như canh, xào, gỏi, nộm,… Với nhiều người rong biển là món khó ăn vì có vị tanh nhưng rong biển có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa và cung cấp vitamin bổ dưỡng cho cơ thể.
Rong biển Mỹ Khê – đặc sản làm quà Đà Nẵng (Ảnh ST)
3. Chả bò Đà Nẵng
Được chế biến hoàn toàn từ thịt đùi bò tươi, được tẩm ướp theo phương pháp truyền thống rất đậm đà. Chả bò Đà Nẵng hoàn toàn chế biến nguyên chất không pha trộn các loại thịt khác. Mọi người có thể ăn kèm món này với dưa chua, dưa kiệu hoặc cuốn trong bánh tráng. Đừng quên mua làm quà mang về khiđến du lịch Đà Nẵng bạn nhé!
Chả bò Đà Nẵng (Ảnh ST)
4. Mực khô một nắng
Mực khô ở đây vẫn mang hương vị mặn mòi của muối biển, của nắng và của gió ngấm trong từng thớ mực. Đến với Đà Nẵng hầu hết các du khách đều mua món này về.
Mực khô một nắng (Ảnh ST)
5. Bánh khô mè
Thêm một món đặc sản Đà Nẵng mà du khách không thể bỏ qua: khô mè Cẩm Lệ. Được chế biến từ Bánh khô mè từ mía đường, bột nếp, mè, bên ngoài phủ đường non và bột quế, bánh khô mè thoạt nhìn có vẻ giống mè xửng của Huế nhưng khi ăn vào sẽ thấy giòn tan, ngọt, thơm và khô hề dính răng như mè xửng.
Bánh khô mè Đà Nẵng (Ảnh ST)
6. Nem tré Đà Nẵng
Tré trông rất giống các loại nem như nem chua, nem thính, nem nướng ở Thanh Hóa nhưng có mùi vị khác biệt và đặc trưng không lẫn vào đâu được so với những loại nem ấy. Tré được làm từ thịt ba chỉ, thịt mông, thịt nạc và bì heo, kết hợp với gia vị chính là củ riềng và gói trong lá chuối. Đây là món ăn mà bất cứ ai ghé thăm Đà Nẵng hay miền Trung đều bị cuốn hút bởi độ sần sật, bùi bùi và vị chua đặc trưng.
Nem tré Đà Nẵng (Ảnh ST)
VI. Các khách sạn ở Đà Nẵng
1. Le Hoang Beach Hotel
Tiêu chuẩn: 4*
Địa chỉ: Lô 23 B4-1 Võ Nguyên Giáp, Biển Mỹ Khê, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Tọa lạc ngay trên bãi biển xinh đẹp và nổi tiếng nhất thành phố Đà Nẵng, Le Hoang Beach Hotel tạo nên một thiên đường thu nhỏ và tiện nghi cho du khách. Khách sạn được thiết kế đơn giản mà hiện đại, nội thất trang nhã. Với khung cảnh trải dọc theo bãi biển nhìn từ độ cao và vị thế cực kỳ thuận lợi cho di chuyển, chỉ cần 2 phút là ra đến bãi biển Mỹ Khê. Khách sạn Lê Hoàng Beach hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách sự thoải mái và thư giãn như đang ở nhà.
Phòng nghỉ tiện nghi tại Le Hoang Beach Hotel (Ảnh ST)
2. La Suite Hotel Danang
Tiêu chuẩn: 3*
Địa chỉ: 06-08 Phạm Thiều, Phường An Hải Bắc, Qun Sơn Trà, Đà Nẵng
Phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, nhiều ánh sáng với đầy đủ tiện nghi sẽ đem lại cho bạn sự hài lòng nhất nếu nghỉ chân tại đây. Đây sẽ là địa điểm nghỉ ngơi lý tưởng trong chuyến du lịch tại Đà Nẵng của bạn!
La Suite Hotel Danang – khách sạn lý tưởng cho chuyến du lịch Đà Nẵng (Ảnh ST)
3. Sơn Ha Europa Hotel Danang
Tiêu chuẩn: 3*
Địa chỉ: 15 An Thượng 26, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Thiết kế hiện đại, trang nhã nhưng không kém phần sang trọng và đẹp mắt, Sơn Ha Europa Hotel cung cấp hệ thống gồm 42 phòng nghỉ sạch sẽ đến du khách. Nằm ngay tai vị trí trung tâm Đà Nẵng, du khách sẽ rất thuận tiên trong việc đi lại trong thành phố.
Sơn Ha Europa Hotel Danang (Ảnh ST)
Chi tiết
Tip du lịch Sài Gòn từ A đến Z cho bạn trẻ – “Kinh nghiệm du lịch bỏ túi”
Thời điểm phù hợp nhất để du lịch Sài Gòn
Ở Sài Gòn, thời tiết hầu như nóng quanh năm dù không nắng nóng gay gắt như miền Bắc hay oi bức như miền Trung, nhiệt độ trung bình là 27°C và thời gian nắng đỉnh điểm nhiệt độ còn có thể lên tới hơn 40°C. Có hai mùa rõ rệt nơi đây chính là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, bạn lưu ý nếu đến đây vào thời gian này thì đừng bao giờ quên mang theo bên mình những chiếc ô bởi những cơn mưa thời gian này luôn ghé thăm bất chợt không báo trước. Mùa khô thì thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4.
Sài Gòn luôn sầm uất và có khí hậu khá dễ chịu nên bạn hoàn toàn có thể đến đây vào bất cứ thời gian nào trong năm bởi mỗi mùa, Sài Gòn đều khoác lên mình một vẻ đẹp riêng quyến rũ du khách.
Phương tiện đi du lịch ở Sài Gòn
Là thành phố sôi động nhất cả nước, thật dễ dàng để đến Sài Gòn bởi bạn có thể sử dụng bất cứ loại phương tiện nào để tới đây như xe ô tô, máy bay hay tàu hỏa…tại bất cứ địa điểm nào trên đất nước ta.
1.Phương tiện công cộng đi du lịch sài gòn
Chỉ cần ra các ga tàu, bến xe hay các đại lý bán vé máy bay, thậm chí là chỉ một cú click chuột trên các trang web du lịch trực tuyến, bạn dễ dàng sở hữu những chiếc vé tới Sài Gòn. Tuy nhiên, điểm lưu ý đặc biệt chính là bạn nên tham khảo giá vé ít nhất là vài ngày trước khi khởi hành để lựa chọn được giá vé rẻ nhất bởi có sự khác nhau về giá vé ở những thời điểm khác nhau.
Đi chơi ở Sài Gòn bằng Xích lô (Ảnh: Sưu tầm)
2.Các phương tiện cá nhân du lịch Hồ Chí Minh
Sau khi đến Sài Gòn, bạn có thể thuê xe máy với giá 100.000 đồng một ngày để tiện di chuyển, ngoài ra bạn cũng có thể đi bằng xe ôm, xe buýt, taxi hay xích lô đều là những phương tiện phổ biến để đi du lịch trong thành phố.
Lưu ý nhỏ là nếu bạn quyết định thuê xe máy để chủ động di chuyển hơn thì hãy nhớ để mang theo đầy đủ bằng lái xe và tuân thủ đúng quy định của luật giao thông để tránh những sự cố gây ảnh hưởng cho lịch trình chuyến đi của mình nhé. Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe và tránh ánh nắng trong khi đi du lịch ở đây, bạn cũng nhớ mang theo khẩu trang, kính và bao tay, bôi kem chống nắng để tránh ánh nắng tác động trực tiếp gây ảnh hưởng xấu cho làn da của mình. Với những bạn lần đầu đến hoặc không nắm rõ đường sá nơi đây thì đừng quên mang theo bản đồ hay dùng ứng dụng google map để không bị lạc nhé.
Những địa điểm du lịch Sài Gòn
Nhà thờ Đức Bà
Giờ mở cửa tham quan: Sáng 8h30 – 10h00, chiều 14h30 – 15h30 (Thứ 2 – Thứ 6)
Thời gian diễn ra Thánh lễ: Sáng 5h30, chiều 17h00 (T2 – T7), Chủ nhật.: 5h30, 6h30, 7h30, 9h30 (dành cho người nước ngoài), 16h00, 17h00, 18h30
Địa chỉ: Số 1 Công xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1.
Không còn xa lạ gì nữa, nhà thờ Đức Bà là một trong những địa điểm mà bạn đích thị không thể bỏ lỡ check-in khi đến Sài Gòn bởi vẻ đẹp cổ kính và ý nghĩa biểu tượng của nó. Nằm ở khu trung tâm của Quận 1, khu vực nhà thờ thể hiện rất rõ dấu ấn Sài Thành khi mà bao xung quanh khu nhà thờ cổ kính, rêu phong và đậm tính lịch sử là những tòa nhà chọc trời, hiện đại và sầm uất hơn thảy. Nơi đây nổi bật với kiến trúc Châu Âu kết hợp phong cách Roman và Gothic tuyệt đẹp, cùng cặp chuông lớn nhất Việt Nam. Nhà thờ Đức Bà là ngôi thánh đường đẹp nhất và quan trọng nhất của giáo phận Sài Gòn, niềm tự hào của người dân thành phố.
Du lịch TP Hồ Chí Minh không thể bỏ qua Nhà thờ Đức Bà (Ảnh: Sưu tầm)
Điều tiện lợi còn nằm ở chỗ, từ vị trí này bạn có thể di chuyển sang các vị trí tham quan khác ở Sài Gòn một cách nhanh chóng như dinh Độc Lập, mua sắm ở Diamond Plaza hay qua dạo phố Đồng Khởi, ngắm hồ Con Rùa hay đơn giản là thử cảm giác uống cafe bệt ở đường Hàn Thuyên.
Bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng hay còn có tên gọi khác là Bảo tàng Hồ Chí Minh, đây chính là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911. Điểm đặc biệt trong kiến trúc Bến Nhà Rồng nằm ở nóc nhà gắn hình rồng, ở giữa mang chiếc phù hiệu “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”.
Du lịch TP Hồ Chí Minh 1 ngày với Bến Nhà Rồng (Ảnh: Sưu tầm)
Đặc biệt, dạo bước ra sân phía ngoài du khách còn có thể ngắm sông Sài Gòn với tầm nhìn thoáng đáng, vào ban đêm còn lung linh ánh đèn soi bóng xuống dòng sông.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ
Thời gian gần đây, con đường Nguyễn Huệ đã được xây dựng thành phố đi bộ cho người dân Sài Thành và trở thành một con đường vô cùng sôi động vào các dịp lễ hội và các ngày cuối tuần. Hai bên con đường này sở hữu rất nhiều khách sạn, khu mua sắm cao cấp và những căn nhà đã tồn tại lâu đời mang hơi thở kiến trúc châu Âu một thời.
Tối về rẽ qua Phố đi bộ Nguyễn Huệ (Ảnh: Sưu tầm)
Đi thẳng đường Nguyễn Huệ theo hướng Đông Nam sẽ đến con đường Tôn Đức Thắng rực rỡ ở ven sông Sài Gòn. Đặc biệt hơn, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, con đường Nguyễn Huệ được phủ trong lung linh các sắc hoa tươi mới và rực rỡ sức sống. Thời gian mở cửa con đường hoa thường kéo dài tấm 7-10 ngày (từ 28 tháng Chạp đến mùng 5 Tết).
Chợ Bến Thành
Giờ mở cửa: 7h00 – 19h00 hàng ngày
Địa chỉ: Nằm giữa các đường Phan Bội Châu – Phan Chu Trinh – Lê Thánh Tôn – Công trường Quách Thị Trang, Phường Bến Thành – Quận 1.
Được coi như là một nhân chứng lịch sử chứng kiến những biến động của lịch sử qua các thời kì, chợ Bến Thành là một trong những biểu tượng nổi bật nhất khi nhắc tới Sài Gòn đối với các khách du lịch gần xa. Chợ Bến Thành có bốn cổng Đông Tây Nam Bắc hướng ra những con đường chính ở trung tâm Sài Gòn. Ghé thăm khu chợ Bến Thành, du khách sẽ tha hồ lựa chọn mua quần áo, giày dép, đồ lưu niệm hay rất nhiều đồ dùng, vật dụng khác.
Du lịch tp Hồ Chí Minh với chợ Bến Thành(Ảnh: Sưu tầm)
Chợ Bình Tây (Chợ Lớn)
Giờ mở cửa: 7h00 – 18h00 hàng ngày
Địa chỉ: 57A Tháp Mười, Phường 12, Quận 6
Nằm trong khu phố người Hoa, Chợ Lớn là khu chợ đầu mối cung cấp rất nhiều mặt hàng hóa quan trọng cho nhiều tỉnh thành tại Nam Bộ và cả nước. Hàng hóa ở đây rất đa dạng bao gồm từ thực phẩm khô, ngũ cốc, hải sản khô đến quần áo, giày dép, đồ chơi trẻ em Thuộc khu vực có nhiều người Hoa sinh sống nên nhiều tập tục sinh hoạt, cung cách hoạt động của Chợ Lớn cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi lối sống và văn hóa Trung Quốc. Nhìn chung, đây là một khu chợ tấp nập và đáng để bạn đến khám phá để hiểu hơn về lối sống, cách sinh hoạt, buôn bán của người dân ở đây.
Ghé qua Khu chợ sầm uất với nhiều mặt hàng (Ảnh: Sưu tầm)
Khu du lịch Suối Tiên
Giờ mở cửa: 8h00 – 17h30 (Thứ 2 – Thứ 6), 8h00 – 18h00 (Thứ 7 và Chủ Nhật), 6h30 – 22h00 (Lễ Tết). Vé vào cổng: 60.000VND/người lớn, 30.000VND/trẻ em; Vé các trò chơi: 5.000 – 40.000VND/lượt;
Địa chỉ: 120 Xa Lộ Hà Nội, Phường Tân Phú, Quận 9 (cách trung tâm thành phố 19km)
Nằm ở cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn, khu du lịch Suối Tiên thực sự là một địa điểm vui chơi giải trí vô cùng hút khách, đặc biệt là vào mùa hè. Ngoài ra, đây cũng là nơi được rất nhiều các bậc phụ huynh đưa con cái đến hay những du khách nước ngoài đến khám phá bởi nơi đây còn là nơi giáo dục văn hoá lịch sử qua những khu tham quan xây dựng dựa trên ý tưởng các truyền thuyết, huyền tích của dân tộc và tư tưởng đạo học phương Ðông.
Du lịch Sài Gòn 1 ngày với Khu du lịch Suối Tiên (Ảnh: Sưu tầm)
Công viên nước Đầm Sen
Là một địa điểm quen thuộc của các gia đình mỗi mùa hè về, công viên nước Đầm Sen thu hút lượng lớn khách du lịch mỗi năm nhờ gần 40 trò chơi hấp dẫn với nước. Du khách đến đây tham gia các trò chơi, tận hưởng những giây phút tuyệt vời, thú vị bên người thân thông qua các trò chơi hấp dẫn, vừa mạo hiểm.
Công viên nước Đầm Sen thu hút du khách vào mùa hè (Ảnh: Sưu tầm)
Bảo tàng lịch sử Việt Nam
Giờ mở cửa: Sáng 8h00 – 11h30; chiều 13h30 – 16h30 (Thứ 3 – Chủ Nhật); Vé vào cổng: 2.000VND/người lớn, 1.000VND/trẻ em (khách Việt), 15.000VND/người (khách nước ngoài)
Địa chỉ: Số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Bến Nghé, Quận 1 (bên cạnh Thảo Cầm Viên).
Tiền thân là Viện Bảo tàng Blanchard de la Brosse, bảo tàng lịch sử Việt Nam sẽ cho bạn cơ hội chiêm ngưỡng hàng nghìn hiện vật có giá trị và tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam. Đây thực sự là một địa điểm mà du khách nước ngoài rất ưa chuộng để được tìm hiểu về quá khứ, lịch sử Việt Nam sâu sắc hơn. Không những là nơi trưng bày những hiện vật có ý nghĩa mà đây còn là nơi chứa hơn 25.000 đầu sách báo tạp chí tài liệu phục vụ cho công việc nghiên cứu khảo cổ, dân tộc học, sử học…
Nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá (Ảnh: Sưu tầm)
Địa Đạo Củ Chi
Địa đạo Bến Dược: Cách di chuyển chính là bắt tuyến 13 và 79, đón xe buýt số 13 từ Bến Thành đi bến xe Củ Chi, sau đó đón xe 79 từ bến xe Củ Chi đến Bến Dược. Đây chính là căn cứ khu ủy và quân khu Sài Gòn-Gia Định.
Địa đạo Bến Đình: Du khách đón tuyến xe buýt số 4 từ Bến Thành đến Bến đi An Sương. Sau đó tiếp tục đón tuyến 122 từ Bến xe An Sương đi An Nhơn Tây là xuống xe.
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Sài Gòn 70 km về hướng tây-bắc với độ dài khoảng 250km. Hệ thống này được Việt Minh và Mặt trận dân tộc giải phóng Việt Nam đào trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.
Du lịch Sài Gòn có gì hay nếu thiếu Di tích lịch sử quan trọng (Ảnh: Sưu tầm)
Du thuyền ven sông Sài Gòn
Địa điểm: dọc sông Sài Gòn từ bến cảng Bạch Đằng trên đường Tôn Đức Thắng hoặc cảng Sài Gòn ở số 3, Nguyễn Tất Thành.
Bạn có thể liên hệ trực tiếp với tàu du lịch Sài Gòn: 083 8230 393, tàu du lịch Bến Nghé: 08 8231 475, tàu du lịch 168: 083 8296 820, tàu du lịch Mỹ Cảnh: 083 8223 299.
Còn gì tuyệt vời hơn cảm giác ngồi trên du thuyền và ngắm thành phố Sài Gòn hoa lệ lung linh trong ánh đèn và dòng người qua lại tấp nập. Hoạt động du thuyền thực sự thu hút du khách mạnh mẽ khi tới thăm thành phố sôi động này bởi nó như làm bạn sống chậm lại giữa dòng đời tấp nập, được thưởng thức cảnh đẹp man mác và sống động mà lại ở ngay trung tâm thành phố.
Các hình thức tham quan gồm có: du ngoạn trên thuyền dọc sông đến Nhà Bè, Cần Giờ; Ca nô đi Lái Thiêu; ngoạn cảnh kèm ăn tối trên tàu nhà hàng Tùy thuộc theo chất lượng dịch vụ, chi phí cho một chuyến du ngoạn dọc sông Sài Gòn giá từ 80.000VND/người trở lên.
Ngắm thành phố lung linh về đêm trên du thuyền (Ảnh: Sưu tầm)
Cầu Thủ Thiêm
Nếu kịp quan sát các bức ảnh check-in của các bạn trẻ thời gian gần đây trên các mạng xã hội thì hầm Thủ Thiêm thực sự là một góc ngắm nhìn cảnh vật thành phố tuyệt đẹp với vị trí đắc địa nằm vắt ngang khúc sông Sài Gòn uốn lượn hữu tình. Khi màn đêm buông xuống, cả Sài Gòn được “nhúng” trong ánh điện đèn từ các con đường, các tòa nhà chọc trời hay các phương tiện giao thông thì góc nhìn từ cầu Thủ Thiêm thực sự khiến bạn bất ngờ bởi một view nhìn khó tin. Ghé thăm nơi đây và lưu lại một bức ảnh kỉ niệm với Sài Gòn tại đây có lẽ là một trải nghiệm không nên bỏ qua.
Cầu Thủ Thiêm lung linh về đêm (Ảnh: Sưu tầm)
Tòa nhà Bitexco
Là tòa nhà cao ốc cao thứ hai Việt Nam (sau Kangnam Hanoi Landmark Tower), Bitexco đang trở thành biểu tượng mới của Sài Gòn và là địa điểm chụp ảnh quen thuộc của các bạn trẻ khi tới đây. Điều ấn tượng của tòa nhà này nằm ở kiến trúc như búp sen vươn cao và kỉ lục nằm ở việc ở đây có sân đỗ cho trực thăng. Bitexco cũng sở hữu Saigon Skydeck có view hoàn hảo để ngắm trọn vẹn thành phố từ trên cao, từ đây có thể thấy những công trình tiêu biểu nhất của Sài Gòn như Nhà thờ Đức Bà, hầm Thủ Thiêm, đại lộ Đông Tây…
Tòa nhà Bitexco lung linh trong đêm (Ảnh: Sưu tầm)
Những món ăn nhất định phải thử khi tới Sài Gòn
Bánh xèo Nam Bộ
Màu vàng rộm của bánh xèo kết hợp với nhân tôm, thịt, giá đỗ và ăn cùng chút rau sống chấm trong một loại nước chấm vị vừa đủ sẽ chinh phục thực khách ngay từ lần đầu nếm thử. Bánh xèo miền Nam có trứng, khi ăn chấm nước mắm chua ngọt và rất nhiều loại rau và lá cây tại miệt vườn. Tại một số nhà hàng người ta cho thêm các loại nấm làm nhân bánh xèo ăn rất ngon miệng và bớt ngán.
Gợi ý một số địa chỉ uy tín: 46A Đinh công Tráng (Quận 1); Mười Xiềm, 190 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Phường 6, Quận 3); Ăn Là Ghiền, 74 Sương Nguyệt Ánh (Phường Bến Thành, Quận 1).
Đi chơi 1 ngày ở Sài Gòn mà không ăn Món bánh xèo Nam Bộ là phí (Ảnh Sưu tầm)
Bún bò Huế
Một vài địa chỉ nổi tiếng: Bún bò Thành Nội Huế, 47A Trần Cao Vân, Quận 3 (gần vòng xoay hồ Con Rùa); Bún bò Huế Đông Ba, 110A Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1.
Dù đây là một món ăn có xuất xứ từ Huế tuy nhiên với sự đổ xô của người dân từ khắp cả nước về đây lập nghiệp và làm ăn, món ăn này cũng trở thành một trong những món ăn yêu thích ở Sài Gòn và được mở ra ở rất nhiều nơi khắp thành phố.
Vị cay và đặm của nước dùng trộn thêm chút mắm tôm tạo nên hương vị riêng vô cùng đặc biệt và dễ gây “nghiện”. Món ăn này được bán ở Sài Gòn với mức giá rất bình dân là 20.000 đồng một tô.
Thưởng thức Bún bò Huế ở Sài Gòn (Ảnh: Sưu tầm)
Mì hủ tiếu – Hoành Thánh
Một vài địa chỉ nổi tiếng: Hủ tiếu mì trên đường Mạc Thị Bưởi (Quận 1), hủ tiếu cá gà trên đường Tôn Thất Đạm (Quận 1), hủ tiếu mì vàng trên đường Hải Thượng Lãn Ông (Quận 5), hủ tiếu 46/102 Võ Văn Tần, Q.3, mì Vịt tiềm trên đường Phạm Văn Hai (Quận Tân Bình), mì chú Tắc: 22 Bà Huyện Thanh Quan (Quận 3).
Du lịch vietravel Hồ Chí Minh việt nam với Một món ăn đặc trưng Nam Bộ rất phổ biến ở Sài Gòn
Những món ăn này tuy không phải nguồn gốc bản địa song giờ đây cũng trở thành nét đặc trưng của Sài Gòn. Với người dân Sài Gòn, món này dễ ăn và khá được ưa chuộng. Tuy nhiên với dân Bắc, món này có vị hơi ngọt, có thể không quen khi thưởng thức lần đầu. Các quán hủ tiếu rất sẵn trên bất kỳ còn đường, ngõ hẻm nào của Sài Gòn với giá từ 20.000VND/tô.
Lẩu Mắm, Bún Mắm
Lẩu mắm
Một vài địa chỉ nổi tiếng: Lẩu mắm Nam Bộ (94AB Cao Thắng, Phường 4, Quận 3), giá: 160.000 – 240.000VND; Lẩu mắm Ăn là khen (11 Hồ Biểu Chánh, P.12, Quận Phú Nhuận), giá: Lẩu mắm: 210.000 – 300.000VND.
Cách nấu lẩu mắm thơm ngon đúng vị miền Tây Nam Bộ
Ai muốn thưởng thức món này ngon nhất thì phải về miền Tây (Cần Thơ, Vĩnh Long, Long An), nhưng nếu không có thời gian thì bạn có thể thưởng thức lẩu mắm ngay tại Sài Gòn cũng là một lựa chọn không hề tồi. Nồi lẩu mắm quan trọng nhất là nước dùng, phải chế biến từ loại mắm ngon, nêm nếm khéo léo cho vừa ăn. Lẩu mắm ở Sài Gòn thường có rau muống, kèo nèo, bông súng, đậu bắp, bạc hà…
Bún mắm
Vài địa chỉ nổi tiếng: Bún mắm Huỳnh Lâm (37A Gò Dầu, Q. Tân Phú) 28.000VND/tô; Quán bún mắm (444 – 369 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh), mở cửa từ 9h đến 21h hàng ngày, trừ ngày rằm và mùng 1, giá 35.000VND/tô, bún mắm (528 Phan Văn Trị, Quận Gò Vấp), giá 30.000VND/tô.
Giống như lẩu mắm, nước dùng là thành phần quan trọng nhất của món bún mắm. Tô bún mắm ngon không quá ngọt, quá mặn hay cay nhưng cũng không hề nhạt nhẽo, nhất là không thể thiếu vị thơm nức của mắm. Ăn bún mắm ngoài lát cá, thịt heo quay, tôm, mực, không thể thiếu đĩa rau sống với rau đắng, bắp chuối, kèo nèo, cọng bông súng, húng thơm. Một số quán ăn ghi điểm thêm nhờ tô nước mắm me chua chua ngọt ngọt rất hấp dẫn.
Món ăn được người Sài Gòn ưa chuộng (Ảnh: Sưu tầm)
Trà Phúc Long
Là một thương hiệu trà lâu đời của Việt Nam nhưng Trà Phúc Long mới chỉ thực sự trở nên nổi tiếng thời gian gần đây bởi vị trà đậm đà và mùi thơm thanh nhã. Nhiều người cho rằng, đã một lần thử trà Phúc Long thì bạn sẽ bị mê hoặc và muốn uống lại mãi. Phúc Long thực sự là thương hiệu hiếm hoi của nước nhà đang trở thành đối thủ đáng gờm của các hãng trà sữa nước ngoài đang tràn vào Việt Nam.
Thương hiệu trà lâu đời của Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)
Chi tiết
Quảng Ninh không chấp nhận tàu kém chất lượng vào Vịnh Hạ Long
Quảng Ninh không chấp nhận tàu kém chất lượng vào Vịnh Hạ Long
TTO - Đó là ý kiến của lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh khi trao đổi về công tác quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long đang gặp phải sự phản ứng của nhiều doanh nghiệp TP Hải Phòng.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, có những ngày cao điểm các tàu du lịch vận chuyển gần 29.000 lượt khách đi tham quan vịnh Hạ Long - Ảnh: TIẾN THÁNG
Ngày 29-5, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức giao ban báo chí kết hợp cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến công tác quản lý, điều hành hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long.
Ông Vũ Văn Diện - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - khẳng định không có chuyện địa phương này "ngăn sông cấm chợ" trên vịnh Hạ Long mà bất cứ đơn vị nào, ở đâu nếu đủ các điều kiện thì đều được phép hoạt động trên vịnh Hạ Long, tuy nhiên phải đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.
"Tất cả phương tiện kể cả ở Hải Phòng hay Nam Định, Thái Bình nếu đảm bảo đủ các điều kiện an toàn thì đều có thể đến vịnh Hạ Long, nhưng phải đi theo luồng tuyến đã được kết nối. Như giữa Hải Phòng với Quảng Ninh hiện nay đang có tuyến Gia Luận - Tuần Châu" - ông Diện thông tin.
Tại buổi giao ban, PV Tuổi Trẻ thông tin những kiến nghị của doanh nghiệp TP Hải Phòng cũng như nhiều du khách về việc gặp khó khăn khi muốn đi từ vịnh Lan Hạ (Cát Bà) sang bên vịnh Hạ Long.
Bên cạnh đó, tiền vé tham quan vịnh Hạ Long của Quảng Ninh cao hơn so với những địa phương khác đang gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp lữ hành.
Trong khi đó, công tác đầu tư trở lại chưa tương xứng. Điển hình như chất lượng WiFi hoạt động không hiệu quả, rác thải vẫn còn xuất hiện nhiều trên vịnh...
Tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long - Ảnh: ĐỨC HIẾU
Trao đổi về những ý kiến này, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhắc đến sự cố tàu Hoàng Phương 16 xảy ra vừa qua và cho rằng việc tăng cường quản lý chặt hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long là nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn, "không thể để tình trạng tàu du lịch kém chất lượng hoạt động lộn xộn gây mất hình ảnh vịnh Hạ Long".
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng thừa nhận hiện nay chất lượng WiFi tại khu vực vịnh Hạ Long hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu do điều kiện địa hình và tình trạng rác thải trên vịnh cũng đã có nhiều ý kiến phản hồi của doanh nghiệp, trong thời gian tới địa phương sẽ chấn chỉnh công tác này.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, thực tế cho thấy dù vé tham quan vịnh Hạ Long tăng nhưng du khách đến với vịnh cũng tăng theo hằng năm.
Cụ thể, thống kê năm 2016 cho thấy vịnh Hạ Long đã đón 3,14 triệu lượt khách, năm 2017 đón 3,92 triệu lượt khách và ước trong 6 tháng đầu năm 2018 đã đón 2,1 triệu lượt khách.
Thông tin thêm với báo chí, ông Hồ Quang Huy - phó chủ tịch UBND TP Hạ Long - cho biết vịnh Hạ Long ngoài việc phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch thì nhiệm vụ hàng đầu là bảo tồn nguyên vẹn các giá trị di sản thiên nhiên thế giới.
"Ủy ban Di sản thế giới (thuộc UNESCO) liên tục khuyến nghị phải có phương án điều tiết lượng khách du lịch tới các điểm tham quan trong vịnh Hạ Long nhằm giảm áp lực từ du khách" - ông Huy cho hay.
Sẽ ban hành quy chế quản lý hoạt động du lịch tại Cát Bà
Trong ngày 29-5, cuộc họp do Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam chủ trì cũng đã tập trung thảo luận để nâng cao công tác quản lý phương tiện thủy hoạt động du lịch (hiện có 577 phương tiện) trên địa bàn TP.
Trong thời gian tới, TP Hải Phòng sẽ tập trung ban hành quy chế quản lý hoạt động du lịch trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà.
Xây dựng đề án quy hoạch, quản lý điểm neo đậu cho tàu thủy lưu trú du lịch qua đêm trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà đến năm 2025 và hướng dẫn mức thu giá dịch vụ tàu lưu trú.
Bên cạnh đó tổ chức phân định rõ địa giới hành chính, phân công trách nhiệm quản lý tàu tham quan du lịch, lưu trú ngủ đêm tại khu vực giáp ranh Hải Phòng - Quảng Ninh. (T.THẮNG)
Chi tiết
Du lịch Rừng Tràm Trà Sư mùa nào đẹp nhất
Du lịch Rừng Tràm Trà Sư mùa nào đẹp nhất
Vào mùa nước nổi khoảng từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch là thời điểm đẹp nhất của Rừng Tràm Trà Sư. Mùa này rừng Trà Sư khoác lên mình một màu xanh thăm thẳm menh mông, dưới nước vô số tôm cá từ thượng ngưồn đỗ về đây cư ngụ, phía trên là muôn vàn loài chim tung tăng bay lượn, những bông hoa tràm trắng tinh khiết tỏa hương thơm ngào ngạt tạo nên bứt tranh thiên nhiên vô cùng sống động. Thời điểm này, dường như những gì tuyệt vời nhất của thiên nhiên tụ hội về đây trong những sắc màu lung linh, sóng sánh.
Thời đẹp nhất ở rừng tràm là độ sáng sớm từ 7h đến 9h, thời điểm này chim tụ tập rất đông nhảy nhót hót líu lo trên cành, ánh nắng dịu dàng và trong trẻo, trên những tán lá còn động lại những giọt sương đêm sẽ cho bạn cảm giác se lạnh nhưng ấm áp.
Từ 5 -6h chiều là thời điểm chim về tổ, đứng ở đài Quan sát chim thời điểm này là tuyệt nhất.
Cách đến Rừng Tràm Trà Sư
Đi bằng xe khách
Từ TPHCM bắt xe khách đi Châu Đốc hoặc Long Xuyên rồi thuê xe máy đi Rừng Tràm. Giá thuê xe máy khoảng 150k/ ngày, xăng bạn tự túc. Nhớ mang theo CMND bản chính và bản photo để thuê xe, chỉ đưa bản photo.
Từ TPHCM đi Châu Đốc bạn có thể ra bến xe Miền Tây mua vé xe đi Châu Đốc. Bạn nên chọn nhà xe Phương Trang đây là nhà xe đi Châu Đốc tốt nhất. Toàn đi xe lớn, rộng rãi, thoải mái, an toàn. Nhưng dừng ở bến xe và bạn phải đi trung chuyển vào trung tâm thị xã. Liện hệ: Tại Châu Đốc: 076 3565333 - Tại TPHCM: 08 38333468.
Từ Châu Đốc đi Rừng Tràm Trà Sư
Từ Châu Đốc bạn đi theo hướng về Tri Tôn đến Cầu Bưng Biên quẹo trái chạy khoảng 3,5km là tới.
Từ Long Xuyên đi Rừng Tràm
Long xuyên cách Rừng Tràm Trà Sư khoảng 100km, từ trung tâm thành phố chạy theo tỉnh lộ 941 lướt qua những cánh đồng lúa chín sâm sấp nước, những rặng hoa điên điển vàng dịu rồi rẽ phải đi theo hướng Châu Đốc, băng qua Lâm viên núi Cấm, đi thêm một đoạn đường ngắn nữa sẽ thấy con đường đất dẫn vào khu bảo tồn rừng tràm Trà Sư.
Đi bằng xe máy
Nếu đi xe máy bạn chạy như sau: Từ TPHCM chạy theo Quốc Lộ 1A xuyên qua các tỉnh Long An, Tiền Giang, qua cầu Mỹ Thuận đến Đồng Tháp, sau đó qua phà Vàm Cống hoặc An Hòa là bạn đến TP Long Xuyên
Từ Long Xuyên bạn có thể đến Rừng Tràm Trà Sư, hoặc bạn có thể chạy thêm 50 km nữa để dến Châu Đốc, từ Châu đi Rừng Tràm Trà Sư. Bạn hướng dẫn trên để biết cách đi từ Long Xuyên hoặc Châu Đốc đến Rừng Tràm.
Di chuyển ở Rừng Tràm Trà Sư
Có 3 phương tiện để bạn di chuyển trong rừng Tràm Trà Sư dó là đi xe đạp, xe máy, hoặc đi xuồng máy. Tất cả đều cho thuê ở Ban Quản Lí Rừng. để cảm nhận hết cái đặc trưng của rừng và nét đẹp nơi sông nước, tốt nhất bạn nên thuê xuồng chèo (không dùng xuồng máy, vì có tiếng ồn chim bay hết).
Lưu Trú
Hiện tại nơi đây chưa có nhà nghỉ hay khách sạn, nên bạn chỉ có thể tham quan trong ngày, tối chạy về Châu Đốc hoặc Long Xuyên nghỉ ngơi. Tuy nhiên cách này sẽ bị hạn chế là quãng đường tử Châu Đốc hoặc Long xuyên tới đây khá xa, bạn phải tính toán chi tiết về thời gian để kịp ngắm bình minh.
Một lựa chọn khác cho bạn là ngủ tại thị trấn Chi Lăng, hoặc là nhà nghỉ Thủy Dương trong khu du lịch Núi Cấm tất nhiên là không thể tiện nghi như Châu Đốc hay Long Xuyên rồi.
Bạn vẫn có thể ngủ đêm ở Rừng Tràm nhưng phải có sự chuẩn bị, mền, mùng lều trại và thuốc chống muỗi…
Tham quan khám phá Rừng Tràm Trà Sư
Buổi sáng ngắm bình minh: tại vị trí vị trí: Từ ngã 3 đường rẽ vàoTrà Sư chạy thẳng đường Tân Lợi chừng 2 km sẽ thấy có 1 hàng cây thốt nốt bên tay trái, dừng chụp và ngắm tại vị trí này rất đẹp.
Ở cổng đón tiếp, bạn có thể thuê xe đạp chạy lòng vòng khám phá khu sinh thái này.
Sau khi đạp xe chán chê, bạn thuê xuồng nhỏ len lỏi giữa các con rạch nhỏ để tìm hiểu khu rừng. Ngồi trên xuồng, nhè nhẹ đưa những nhịp chèo khua trên dòng nước mát lạnh, nghe hàng chục loài chim hót véo von trên ngọn tràm xanh thẳm, du khách sẽ có cảm giác như đang lạc vào xứ sở thần tiên. Thời gian chèo thuyển chỉ khoảng 20p/ chuyến. Bạn có thể thỏa thuận với người chèo thuyền cho thêm thời gian, tất nhiên bạn phải đưa thêm tiền (khoảng 100k/2 tiếng).
Buổi chiểu lên đài Quan Sát cao 25m ngắm toàn thể khu rừng mênh mông bạt ngàn. Hòng hôn ở rùng Tràm rất đẹp, là thời điểm những loài chim quay về tổ ấm sau một ngày làm việc vất vả. từ Đài Quan Sát với ông nhòm chuyên dụng, bạn sẽ thu vào tầm mắt chi tiết hơn cảnh sinh hoạt của vô số các “gia đình” nhà chim, cò hiện đang sinh sống trong rừng.
Lịch trình du lịch Rừng Tràm Trà Sư (gợi ý)
Ngày 1: Từ TPHCM đi Châu Đốc
Bạn bắt xe đi Châu Đốc chuyến 11h đêm chiều thứ sáu. Khoảng 5h sáng thừ bảy đến nơi.
Nghỉ ngơi ăn sáng, sau đó tìm phòng khách sạn và thuê xe máy
Ngày 2 : Châu Đốc – rừng Trà Sư
Tại Châu Đốc bạn có thể đi thăm làng nổi Châu Đốc, chơi núi Sam, tham quan núi Cấm.
Khoảng xế trưa ngày thứ bảy bạn hỏi đường và chạy lên khu Bảo Tồn.
4h Chiều mua vé vào Khu Bảo Tồn. Lên đài quan sát xem cảnh chim về và ngắm hoàng hôn.
Nghỉ đêm tại Đài Quan Sát. Nhớ mang theo lều mùng, mền và thuốc chống muỗi.
Ngày 3: Rừng Tràm Trà Sư
Sáng chạy ra ngoài ngắm bình minh và chụp ảnh.
8h: Thuê xe đạp chạy lòng vòng khu bảo tồn
10h: Thuê xuồng chơi rừng Tràm
11h30: ăn trưa, nghỉ ngơi. Sau đó về lại Châu Đốc bắt xe về TPHCM
Ăn uống ở rừng Tràm Trà Sư
Trong khuôn viên rừng tràm Trà Sư có quán ăn chuyên phục vụ các món ăn đồng quê.
Kinh nghiệm khác:
Do chim ở khá xa nên cần trang bị máy zoom tốt, như KTS Canon SX 20,30 IS là ok, không thì kiếm cái len khoảng 70-300mm. khi chụp chịu khó neo xuồng vài phút cho không gian tĩnh lặng để chim không sợ bay lại gần rồi tha hồ bấm.
Nếu tính toán cẩn thân chi phí cho chuyến đi của bạn mất khoảng 700k – 1tr bao gồm tiền đi lại, ănở và tham quan.
Huỳnh Thanh Tùng
Chi tiết
Các địa điểm nổi tiếng ở An Giang
CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH NỔI TIẾNG Ở AN GIANG
Nếu một ngày nào đó quý khách cảm thấy ngột ngạt với cuộc sống phố thị, hãy về với miền quê An Giang. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, dễ chịu; núi non hùng vĩ, cảnh quan tươi xanh cùng người dân gần gũi, thân thiện. Khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của An Giang qua các địa điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang dưới đây, chắc chắn quý khách sẽ cảm thấy thoải mái và thích thú.
1. Rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu cũng là nơi sinh sống của nhiều loại chim nước, động vật quý hiếm có mặt trong Sách đỏ Việt Nam. Rừng tràm Trà Sư “mở cửa” quanh năm cho du khách tham quan. Vào mùa nước nổi (khoảng từ tháng 8 đến tháng 11 âm lịch), bèo trải đầy mặt nước trông như tấm thảm nhung xanh mướt, tạo nên không gian huyền bí mời gọi du khách.
Đường đến rừng tràm Trà Sư khá dễ. Du khách từ Tp. Hồ Chí Minh có thể đi xe khách, ô tô hoặc xe máy tới đây. Nếu di chuyển bằng xe máy từ thị trấn Nhà Bàng, du khách đi theo đường tỉnh lộ 948 đến cầu Mương Tiền, rẽ trái khoảng 5km sẽ tới cổng Khu du lịch rừng tràm. Tới nơi, du khách thuê thuyền, tắc ráng để khám phá rừng tràm Trà Sư. Vé đi thuyền ở đây khoảng 45.000đồng đối với nhóm 10 khách trở lên. Nếu đi nhóm dưới 10 khách, giá vé khoảng 50.000đồng.
Hình 1: Du khách tham quan rừng tràm Trà Sư bằng xuồng máy
Rừng tràm Trà Sư chính là điểm đến quan trọng và chủ yếu nhất của các Tour du lịch An Giang mùa nước nổi.
2. Núi Sam - Miếu Bà Chúa Xứ
Núi Sam là một trái núi trong vùng Bảy Núi, thuộc phường núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Để đến được núi Sam, du khách bắt đầu từ thành phố Long Xuyên đi theo tuyến quốc lộ 91 tầm 60km là đến thành phố Châu Đốc, đi thêm 6km sẽ tới khu du lịch núi Sam.
Trên núi Sam và khu vực quanh núi có rất nhiều ngôi đền, chùa miếu; trong đó nổi bật nhất là miếu Bà Chúa Xứ, Chùa Hang, lăng Thoại Ngọc Hầu… Đây là những hạng mục nằm trong khu di tích lịch sử - Văn hóa núi Sam đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di tích cấp quốc gia. Hàng năm, du khách từ khắp nơi đổ về núi Sam tham quan và viếng miếu Bà Chúa Xứ.
Giá vé tham quan khu du lịch núi Sam hiện nay là 20.000đồng/khách. Tuy nhiên, thành phố Châu Đốc chỉ thu trong mùa lễ hội vía Bà và chỉ thu đối với du khách là người lớn đến khu du lịch Núi Sam bằng xe khách hoặc ô tô. Những du khách đi xe máy hoặc đi bộ không phải mua vé tham quan.
Hình 2: Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc nơi chân núi Sam
Các Tour du lịch miền Tây có tham quan miếu bà Chúa Xứ thường được nhiều du khách ưa chuộng. Hằng năm, vào dịp lễ hội Vía Bà, du khách thập phương tìm về An Giang – Châu Đốc rất nhiều.
3. Chợ Châu Đốc
Chợ Châu Đốc nằm ở phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây không chỉ là địa chỉ mua sắm quen thuộc của người dân miền Tây mà còn là điểm du lịch An Giang nổi tiếng. Chợ chia ra nhiều khu, mỗi khu bày bán những mặt hàng khác nhau, họp từ sáng tới tầm trưa.
Đặc sản nổi tiếng ở chợ là mắm nên chợ mới có tên gọi khác là “vương quốc mắm”. Đến đây du khách có thể thoải mái lựa chọn các loại mắm từ mắm chốt, mắm sặc, mắm trèn, mắm thái, mắm rô… Ngoài mắm, chợ còn bày bán nhiều mặt hàng khác như rau củ, trái cây, quần áo, đồ gia dụng… Nếu có dịp đi du lịch miền Tây du khách đừng bỏ lỡ cơ hội tham quan chợ Châu Đốc.
Hình 3: Các loại mắm được bày bán trong những quầy hàng tại chợ Châu Đốc
4. Di chỉ Óc Eo
Văn hóa Óc Eo là tên gọi do nhà khảo cổ Luis Malleret người Pháp đề nghị đặt cho khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập – Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Nơi đây đã từng tồn tại vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đồng Nam Á tồn tại cách nay khoảng 2.000 năm.
Ngày nay, di chỉ Óc Eo là điểm tham quan quen thuộc của du khách phương xa mỗi khi có dịp đến miền Tây. Nơi đây cũng thu hút các nhà khảo cổ, nhà khoa học Việt Nam và quốc tế đến khai quật, nghiên cứu. Với những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu; khu di tích Óc Eo – Ba Thê đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.
Hình 4: Nhiều di vật bằng vàng khai quật được tại các di chỉ Óc Eo, thị trấn Óc Eo, Thoại Sơn, An Giang
5. Núi Cấm
Núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn tọa lạc tại xã An Hải, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là ngọn núi cao nhất của vùng Thất Sơn với độ cao 710m so với mực nước biển. Trên đỉnh núi Cấm có nhiều công trình kiến trúc tôn giáo quy mô như chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc v.v.. Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm tham quan thú vị như khu du lịch Lâm Viên, suối Thanh Long, suối Tiên, điện Tam Thanh, hang Ông Thẻ, điện cây Quế…
Nếu muốn lên đỉnh núi Cấm, du khách phải đi ô tô hoặc cáp treo. Nếu đi ô tô, du khách phải mất khoảng 30 phút để lên tới đỉnh núi nhưng với hệ thống cáp treo núi Cấm thì thời gian di chuyển chỉ cần 10 phút. Ngồi trên cabin của cáp treo, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh thiên nhiên núi rừng mênh mông hùng vĩ của vùng “Thất Sơn huyền bí”. Quý khách có thể tham khảo bảng giá vé cáp treo khu du lịch núi Cấm dưới đây.
Theo các bài viết chia sẻ về kinh nghiệm du lịch An Giang, nếu đến tham quan Núi Cấm, du khách cần chú ý lái xe cẩn thận. Khi đi, du khách cũng nên ăn mặc kín đáo, lịch sự.
Dưới đây là Bảng giá vé cáp treo khu du lịch núi Cấm – An Giang.
Loại vé
Đơn giá (VNĐ)
Khứ hồi
Người lớn
(Giá vé đã bao gồm phí tham quan: 20.000đồng)
155.000đồng
Trẻ em
(Giá vé đã bao gồm phí tham quan: 10.000đồng)
80.000đồng
Chiều lên
Người lớn
(Giá vé đã bao gồm phí tham quan: 20.000đồng)
100.000đồng
Trẻ em
(Giá vé đã bao gồm phí tham quan: 10.000đồng)
55.000đồng
Chiều xuống
Người lớn
80.000đồng
Trẻ em
40.000đồng
Lưu ý:
Giá vé áp dụng cho người lớn cao trên 1.3m trở lên
Giá vé áp dụng cho trẻ em cao từ 1 – 1.3m
Miễn phí bến bãi cho các phương tiện từ 4 chỗ trở lên
6. Núi Ba Thê
Núi Ba Thê còn được gọi là núi Vọng Thê hay Hoa Thê Sơn, là tên gọi chung cho cụm núi gồm: Ba Thê, núi Nhỏ, núi Tượng, núi Trọi và núi Chóc. Trong đó, Ba Thê là ngọn núi cao nhất, lớn nhất trong vùng tứ giác Long Xuyên với độ cao hơn 200m. Cảnh quan ở đây đẹp như “chốn bồng lai tiên cảnh”. Nơi đây cũng gắn liền với nhiều sự tích và huyền thoại hấp dẫn. Du khách sẽ được nghe kể nhiều câu chuyện thú vị từ người dân An Giang khi đến đây.
Trên núi Cấm có ngôi chùa cổ Sơn Tiên Tự, trước sân dựng bức tượng Phật Quan Thế Âm cao 8m đứng trên tòa sen vừa uy nghi vừa thánh thiện với ánh mắt hiền từ bao quát cả nhân gian. Bên hông chánh điện có tảng đá hoa cương to bằng con voi, trên mặt in dấu bàn chân người khổng lồ nên người dân quen gọi là “bàn chân tiên”. Cách chùa Tiên Sơn khoảng 100m là nhà trưng bày cổ vật liên quan đến vùng Ba Thê và di tích Óc Eo.
Khách du lịch nếu muốn lên núi Ba Thê sẽ đi theo con đường nhỏ quanh co đã tráng nhựa, dài khoảng 2km. Đường lên núi tuy vất vả nhưng bù lại du khách được ngắm cảnh đẹp suốt dọc đường. Trên núi quanh năm lộng gió, không khí mát mẻ, những tháng cuối năm tiết trời se lạnh, mây mờ lãng đãng khiến du khách ngỡ như đang ở Đà Lạt.
Hình 5: Chùa cổ Sơn Tiên Tự tọa lạc trên đỉnh núi Ba Thê – An Giang
7. Cù Lao Giêng
Du lịch An Giang ngoài khám phá những ngọn núi huyền bí, chiêm bái chùa chiền thì du khách cũng nên ghé thăm các cù lao. Ở An Giang nổi tiếng với cù lao Giêng, nằm trải dài trên ba xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới (An Giang). Cù lao có chiều dài 12km và chiều rộng 7km, bốn bề cây trái xum xuê. Để tới được Cù lao Giêng, du khách phải đi xe khách/ô tô/xe máy tới An Giang, sau đó đi đò để tham quan cù lao.
Đến với cù lao Giêng du khách không chỉ được tận hưởng bầu khí hậu trong lành, thưởng thức nhiều loại trái cây tươi ngon mà còn được khám phá nhiều công trình kiến trúc tôn giáo độc đáo như nhà thờ, tu viện, chùa Đạo Nằm, chùa Bà Vú, phủ thờ Mã Tộc v.v.. Có dịp về An Giang, du khách nhất định phải ghé thăm cù lao Giêng.
Hình 6: Nhà thờ cù lao Giêng – một công trình kiến trúc kiểu Pháp nổi bật
Trên đây là một vài tổng hợp của Viet Fun Travel về các địa điểm du lịch nổi tiếng ở An Giang. Hi vọng bài viết trên đây cung cấp nhiều thông tin bổ ích với quý độc giả và du khách. Qua đó, quý khách sẽ có sự chuẩn bị tốt cho chuyến đi An Giang sắp tới. Nếu không thể tự túc đến An Giang thì quý khách có thể đăng ký tham gia các Tour du lịch miền Tây có điểm đến là An Giang của Evergreen Travel. Mời quý khách liên hệ với Evergreen Travel qua số 0964 885 640 để được hỗ trợ và tư vấn tận tình.
Chi tiết